Một số biện pháp phòng và trừ ốc bươu vàng

I. Đặc điểm sinh học của ốc bươu vàng.

– Ốc bươu vàng là loài ốc sống ở nước ngọt, rất phàm ăn. Chúng ăn tất cả các phần của cây cỏ, rau cải, nhất là chất hữu cơ mục nát và mạ non.

– Một con ốc có thể sống đến 3 năm. Ốc đẻ trứng thành từng cụm cách mặt nước hoặc mặt đất khoảng 0,3 m, thường đẻ vào sáng sớm hoặc chiều tối. Con trưởng thành có thể đẻ 200-300 trứng/tuần hay 1000-1200 trứng/tháng với tỉ lệ nở 80%.

– Trứng có hình oval, từ khi đẻ đến lúc trứng nở khoảng 7-14 ngày, lúc đầu có màu hồng đậm và nhạt dần dần khi gần nở.

– Ốc mới nở có vỏ mềm, rơi xuống nước nổi lập lờ trên mặt nước và bắt đầu phân tán theo kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng. Sau 2 ngày thì vỏ ốc cứng và có kích thước 2-5 mm.

– Ốc sống và phát triển mạnh dưới nước trong các ao, hồ, kênh rạch, đồng ruộng ngập nước. Chúng có thể sống một thời gian dài trên ruộng cạn, khi ruộng cạn nước, ốc có thể chui sâu trong bùn. Khi có điều kiện thích hợp lại tiếp tục phát triển và gây hại. Ruộng có nước quanh năm thì ốc cũng hiện hiện và gây hại quanh năm.

– Vòng đời của ốc bươu vàng:

+ Thời kỳ ốc non: Từ 15-25 ngày.

+ Thời kỳ ốc trưởng thành: Từ 44-59 ngày. Cuối thời kỳ này, ốc bắt đầu giao phối và đẻ trứng.

II. Biện pháp phòng trừ:

Sau đây là một số biện pháp gợi ý để giúp bà con áp dụng nhằm đề phòng và hạn chế sự gây hại của ốc bươu vàng.

A.Biện pháp canh tác:

1. Trước khi gieo sạ hoặc cấy nên đánh rãnh, làm rò thành từng liếp nhỏ vừa cho lối đi để thuận tiện cho việc chăm sóc bón phân, phun thuốc và xung quanh ruộng cần phải rút cạn nước, ốc tập trung xuống rãnh sẽ dễ dàng cho việc thu bắt hay xử lý thuốc.

2. Đặt lưới, phên chắn ở các hệ thống kênh mương nhằm hạn chế ốc xâm nhập vào ruộng và dễ dàng thu bắt.

3. Cắm cọc ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh: Ốc sẽ đẻ trứng trên các cọc này, do đó sẽ dễ dàng tiêu diệt ổ trứng. Tốt nhất nên dùng cọc dài 1m, đường kính 2-3 cm, đặt cách nhau 3-4 m. Việc làm này phải thường xuyên, liên tục từ lúc gieo sạ cho đến thu hạoch, bắt ốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là có hiệu quả cao nhất vì lúc này ốc hoạt động rất mạnh.

4. Thả vịt vào ruộng: Trước khi gieo sạ hoặc cấy, sau khi làm đất cho nước vào ruộng để chuẩn bị gieo cấy có thể thả vịt vào ruộng để diệt ốc. Đây là biện pháp rất hiệu quả và kinh tế.

5. Cấy mạ già hoặc tăng lượng giống sạ:

– Đối với lúa cấy tốt nhất nên cấy mạ già khoảng 25-30 ngày tuổi và tăng số tép/buội vì ốc bươu vàng thích ăn cành lá mạ non. Nên áp dụng biện pháp này cũng có thể hạn chế sự tác hại của chúng.

– Đối với lúa sạ nên tăng số lượng giống từ 5-10% để bù đắp một phần thiệt hại có thể xảy ra do ốc bươu vàng. Nên giữ mực nước xâm xấp để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng.

6. Sau khi thu hoạch lúa tốt nhất nên đốt rơm rạ, cày lật đất, bón vôi sẽ có tác dụng tốt để diệt ốc bươu vàng.

B. Biện pháp hóa học.

Đây là biện pháp tốn kém nhưng rất hiệu quả để diệt ốc bươu vàng. Tuy nhiên, cần phải thận trọng vì dễ gây ô nhiễm môi trường. Tốt nhất chỉ nên xử lý ở khu vực cách ly với khu dân cư và nguồn nước sinh hoạt người dân và phải được hướng dẫn cụ thể của cán bộ bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật. Có thể sử dụng 1 trong 2 loại thuốc sau:

– Padan 4H liều dùng 40 kg/ha.

– Padan 95 SP liều dùng 1kg/ha.

– Deadline Bullet liều dùng 8kg/ha.

– Khi xử lý mực nước ruộng xâm xấp khoảng 1cm.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang.

Free Exclusive Traffic Tips

About the Author: dhqt

You May Also Like

Comments are closed.