BỆNH ĐẠO ÔN (Cháy lá) Rice blast disease

BỆNH ĐẠO ÔN – Rice blast disease
chaylalua3

Phân bố và tác hại:

Bệnh Đạo ôn là một bệnh gây hại phổ biến và có ý nghĩa kinh tê ở các nước trồng lúa trên thế giới, bệnh được phát hiện đầu tiên tại Italia năm 1560, sau đó ở Trung quốc, Nhật bản, Ấn độ… Tại nước ta Vincens (người Pháp) phát hiện bệnh tại nam bộ năm 1921, hiện nay bệnh đạo ôn đã phát sinh và phá hại nhiều nơi trên khắp các vùng trồng lúa ở nước ta, có những năm bệnh phát triển thành những trận dịch lớn gâythiệt hại cho hằng trăm ngàn Hécta. Bệnh xuất hiện quanh năm ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Làm thiệt hại từ 10 – 15% năng suất.

 Tác nhân gây bệnh:

Do Nấm Pyricularia oryzae gây ra

Triệu chứng:

Bệnh phát sinh từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa chín, vết bệnh xuất hiện trên mọi bộ phận cây phần trên mặt đất như; thân, bẹ lá, phiến lá, cổ bông và cả hạt.

chaylalua   chaylalua2
– Trên mạ: vết bệnh ban đầu là những chấm màu sẫm, có hình bầu dục đến hình thoi, sau chuyển qua màu nâu vàng khô héo chết
– Trên lá lúa: vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt. Kích thước vết bệnh biến thiên lớn từ vết kim châm -> 5 – 7 cm. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn và làm cho lá bị cháy.

-Trên thân và cổ bông bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân thoắt lại. Trên cổ bông làm cho bông bạc gẫy. Trên hạt làm cho hạt có màu nâu đen.

daoonhat   Pyricularia-conidia-PD-300x218

hạt nhiễm đạo ôn                                        Bào tử nấm Pyricularia oryzae

Quy luật biến động:
Sự phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chế độ bón phân, mật độ gieo sạ, giống…
– Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển từ 20-28 độ C. Bệnh hại nặng vào lúc trời mát, âm u,ẩm độ cao, mưa thường xuyên và kéo dài.
– Chế độ phân bón: giữ vai trò quan trọng, trong những năm thời tiết không thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển nhưng do bón phân không hợp lý đã tạo cho bệnh gây hại nặng, bón nhiều Đạm như Urea, Sulfat Amôn và bón phân muộn làm cho bệnh nặng. Việc bón phân Lân hạn chế được bệnh nhất là ở vùng đất phèn, bón phân Kali giúp tăng khả năng chống bệnh. Bón phân Silic có tác dụng làm giảm sự nhiễm bệnh,
– Ảnh hưởng của giống: có vai trò quan trọng đến sự nhiễm bệnh, cần chọn những giống lúa có khả năng kháng bệnh cao để gieo cấy..

chutrinhlaynhiemđaoon

Chu trình lây nhiễm nấm Pyricularia oryzae


Biện pháp phòng trị:

– Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.
– Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi gốc rạ. Trước khi gieo phải xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 độ C trong 10 phút.
– Bón phân cân đối đúng thời điểm thích hợp theo qui trình.

– Khi thấy có vết bệnh đầu tiên xuất hiện cần tiến hành phun thuốc sớm, một số thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như: Filia 525SE pha 20-25ml  cho bình 20-25lít nước, phun 2 bình cho 1000 m²; hoặc thuốc Flash 75WP pha 15-20 gam thuốc cho bình 20-25 lít nước, phun 2 bình cho 1000 m².

Các loại thuốc trên có bán tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Tuấn Cúc 92 Quốc lộ 20, Liên nghĩa, Đức trọng, Lâm Đồng. ĐT 063.3844089.

Kỹ sư Đào Huy Tuấn.

 

Free Exclusive Traffic Tips

About the Author: dhqt

You May Also Like

Comments are closed.