BỆNH HẠI CHANH DÂY

BỆNH HẠI  CHANH DÂY

Trong những năm gần đây chanh dây đã trở thành 1 cây trồng thu hút sự chú ý của nhiều bà con nông dân vì nó đem lại lợi nhuận rất cao và nhanh chóng hơn nhiều loại cây trồng khác, trong các năm 2011-2012 phong trào trồng chanh dây đã lên cao điểm, diện tích chanh dây được mở rộng một cách nhanh chóng khiến cho các giới chức trách phải lên tiếng cảnh báo. Trong tình hinh phát triển như vậy chanh dây cũng đối mặt với nhiều loại bệnh hại trong đó các loại bệnh gây hại cho rễ là rất quan trọng.

Chanh dây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu mỹ, thuộc họ Passifloraceae bao gồm 530 loài khác nhau. Trong đó có 2 loài có giá trị được trồng rộng rãi là chanh dây vàng (P.edulis flavicarpa)  và chanh dây tím (P.edulis). chanh dây thuộc loại cây leo thân gỗ có khả năng sinh trưởng rất mạnh, nhanh chóng và um tùm, sinh trưởng được ở nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét pha. Có nhiều yếu tố tác động đến tuổi thọ và năng suất của cây. Trong bài viết này chúng tôi chủ yếu đề cập đến 1 số bệnh chủ yếu trên chanh dây.

  1. BỆNH THỐI RỄ
  • Tác nhân gây bệnh:

Do chủng đồng tản cũa nấm   Haematonectria haematococcaFusarium solani. gây ra.

  • Triệu chứng:

Biểu hiện đầu tiên quan sát được ở các phần trên mặt đất là các lá chuyển sang màu xanh nhạt, sau đó cây héo, lá rụng và cuối cùng là cây chết, quá trình này diễn ra cách chặm chạp, khi quá trình gây hoại tử vòng quanh cổ rễ diễn ra hoàn tất. phần hư hại thường xuất hiện ở khoảng 2-10 cm trên mặt đất có thể lan đến phần rễ. Nơi gốc bị thối xuất hiện các khuẩn ty trắng và phía dưới vết bệnh có quả thể màu đỏ thẫm.thối cổ rễ dofusatium

Bệnh thường xảy ra ở những cây trong giai đoạn 1-2 năm đầu sau khi trồng, bệnh sẽ xảy ra sớm nếu trồng ở những chân đất đã từng xảy ra bệnh trước đây.

  • Sự xâm nhiễm và lay lan bệnh:

Bào tử nấm có thể tồn tại nhiều năm trong đất  bằng bào tử hậu (chlamydospores) và lây lan bằng nhiều tác nhân gây nên sự phát tán trong đất như nước mưa, công cụ sản xuất, vườn ươm…hạt giống nhiễm bệnh cũng là 1 tác nhân lan truyền gây bệnh, các vết thương cơ giới xảy ra ở vủng cổ rễ, bệnh thường có liên quan tương tác với các bệnh gây ra do nấm phytopthora, tuyến trùng, kiến và mối.

Bệnh thích hợp  trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.

Sức đề kháng của cây tăng lên theo tuổi cây.

  • Quản lý bệnh:

Tránh trồng mới hay ươm cây trên các khu vực đã xảy ra bệnh, cần chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt, tránh trồng nơi đất trũng thoát nước kém, trong công tác tưới nước cho cây không nên  tưới dư thừa nước,

Tránh mọi sự có thể gây thương tích cho cây.

Việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh là một giải pháp hiệu quả để đối phó với những khu vực đã nhiễm bệnh.

Biện pháp hóa học trong các điều kiện thuận lợi mang lại hiệu quả tích cực, cần phun xịt Copper oxychloride  như Epolists 85WP liều lượng pha 250 – 500 gam thuốc với 200-250 lít nước. 2 tuần 1 lần quanh vùng gốc rễ sẽ hạn chế được bệnh. Một số thuốc nhóm đồng khác chúng ta có thể sử dụng như Norshield  pha 300 gam thuốc với 200 lít nước hoặc  Kasuran 47WP pha 500 gam với 200 lít nước.

2. BỆNH HÉO FUSARIUM

  • Tác nhân gây bệnh: do nấm Fusrium solani gây ra

3.BỆNH ĐỐM NÂU (Alternaria passiflorae)

Bệnh quan trọng nhất trên toàn thế giới là đốm nâu trên lá, bệnh cũng xảy ra trên thân, dây leo và quả. Triệu chứng là các vết đốm có viền nâu, với đường kính 10 mm, trên lá, vết đốm thường kéo dài dọc theo gân lá và khô ở trung tâm. Trên thân, vết bệnh có độ dài lên tới 30 mm, và khi chúng xảy ra ở nách lá có thể làm chết những dây leo, kết quả lá bị bệnh chết mầm lá. Trên quả, những đốm màu nâu nhạt, tròn và lõm xuống; chúng có thể liên kết thành những vết bệnh lớn, và sản sinh ra khối bào tử màu nâu đỏ. Bào tử hình thành trên lá, thân và quả, được phân tán bởi mưa và gió thổi. Trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm ướt thuận lợi cho bệnh phát triển. đốm nâu trái   alter

 

 

 

 

 

 

Biện pháp phòng trừ
• Chanh dây vàng và các giống lai của nó dễ nhiễm hơn với bệnh này.
• Cần vệ sinh môi trường (thu gom và tiêu hủy những trái cây, lá và dây leo bị bệnh).
• Tỉa nhánh để giảm mật độ và do đó làm giảm độ ẩm trong mùa vụ. Nó cũng tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn, ánh sáng đầy đủ cho cây khỏe

• Để trị bệnh có thể dùng các loại thuốc thuộc nhóm đồng  Copper Oxychloride như Epolists 85WP liều lượng pha 25-50 gam thuốc  với 25 lít. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, khi những cành nhánh phát triển nhanh chóng, cần tăng tần suất phun xịt mổi tuần 1 lần..

Bài viết này đang biên tập. Các trang mạng sử dụng xin ghi rõ nguồn gốc. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật kể trên có bán tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Tuấn Cúc  địa chỉ 92 Quốc lộ 20 Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng. Điện thoại 063.3844089

Kỹ sư Đào Huy Tuấn

 

 

Free Exclusive Traffic Tips

About the Author: dhqt

You May Also Like

Comments are closed.