BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA (Phytophthora infestans)

Bệnh mốc sương cà chua (còn gọi là bệnh sương mai) là một trong những bệnh gây hại quan trọng trên cà chua, bệnh được ghi nhận đầu tiên do Payen (Pháp,1847). Bệnh đã lan tràn khắp thế giới, bệnh đã gây thiệt hại từ  50-80% có khi lên đến 100%.

1.Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora infestans gây ra.

Phytophthora infestans thuộc Lớp nấm trứng (Oomycetes), Bộ Peronosporales,Họ: Pythiaceae. Giống Phytophthora.

89

 Vòng đời và các hình thức sinh sản của nấm   Phytophthora infestans

2.Triệu chứng bệnh:

Trên lá: Triệu chứng ban đầu của bệnh mốc sương trên lá cà chua: vết  bệnh thường xuất hiện ở rìa lá có màu  xám bạc , vết bệnh có thể phát triển lan khắp lá, có hình dạng bất thường, lá chuyển sang màu vàng và có thể trở nên cong và biến dạng trong vòng vài ngày bị lây nhiễm.(Hình 1 và 2) .

1                              2

                                                          Hình 1                                                                                                                             Hình 2

Một dấu hiệu của bệnh mốc sương có thể nhìn thấy là 1 viền bột màu trắng xung quanh rìa của vết bệnh ở mặt dưới của phiến lá.Đó là các sợi nấm và động bào tử (zoospore) của  tác nhân gây bệnh nấm Phytophthora infestans.(Hình 3)

3

Hình 3

Trên thân : Vết bệnh có màu đen chạy dài dọc trên thân và cành cà chua.(Hình 4).

4

Hình 4

Trên trái :Bệnh xảy ra trên trái làm trái thâm đen, không thể chín. Làm quả rụng.(hình 5).

 

5                                         7

Hình 5                                                                                                                                         hình 6

Bệnh xảy ra cả trên cây con lẫn cây trưởng thành (Hình 6)

Trên hoa: vết bệnh có màu nâu đen ở đài hoa, cuống hoa làm hoa rụng.

3.Phát sinh phát triển của bệnh:

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều ẩm độ cao, trời mưa rồi chợt nắng dễ phát sinh bệnh, trời âm u có sương mù cũng làm bệnh dễ phát triển.

Ở các vùng đất trũng thấp, ít thoát nước dễ phát sinh bệnh.

Chế độ bón phân ảnh hưởng rất nhiều việc sử dụng các loại phân bón có hàm hượng Đạm (N) cao dễ phát sinh bệnh, bón Kali cao giúp tăng sức kháng bệnh.

4.Biện Pháp Phòng Trừ:

a.Nông học:

  • Sử dụng giống chống bệnh
  • Trồng đúng mật độ: không trồng dày.
  • Bón phân hợp lý: tỷ lệ phân thích hợp N:P:K  là 1:1:2
  • Luân canh: rất quan trọng.
  • Chọn thời vụ thích hợp theo từng khí hậu của địa phương.

b.Hóa học:

Các loại thuốc sau đem lại hiệu quả cao, có thể chọn một trong các công thức sau và nên sử dụng luân phiên:

  • ·         Phytocide 50WP : 20 gam thuốc/ 20 lít kết hợp với Norshield 86.2WG 20 gam thuốc/ 20 lít phun 2-4 bình cho 1000m2 .5-7 ngày 1 lần.
  • ·         Agri-Fos 400 pha 1 lít thuốc cho 1 phuy 200 lít nước.phun ướt đều khắp các lá, 7 ngày 1 lần.
  • ·         Amistar top 325SC ( hoặc Supreme 325S) pha 20ml cho bình 20 lít. Phun 2-3 bình cho 1000 m2.
  • ·         Carbendazim 50SC 50ml + Mancozeb 80WP 100gam/ bình 20 lít.phun 2-3 bìnhcho 1000m2.
  • ·         Phối trộn các hoạt chất Copper Oxychloride  + Mancozeb . hoặc  Copper Oxychloride  + Metalaxyl  hoặc Cymoxanil + Mancozeb. cũng đem lại kết quả cao.

Ks Đào Huy Tuấn

[note color=”#FFCC00″]Tất cả các loại thuốc bảo vệ thưc vật nêu trên đều có bán tại cửa hàng thuốc Bảo vệ thưc vật TUẤN CÚC (92 quốc lộ 20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm đồng .ĐT 0633.844089)  rất hân hạnh được phục vụ quí khách.         [/note]

 

 

Free Exclusive Traffic Tips

About the Author: dhqt

You May Also Like

Comments are closed.