Tên khoa học: Erwinia carotovora
Phân bố và ký chủ:
Bệnh hại từ ngoài đồng đến trong kho. Gây hại nặng vào những năm mưa nhiều.
Xuất hiện thường xuyên thuộc họ thập tự, họ cà, họ bầu bí.
Đặc điểm và hình thái:
Thường gây hại khi cây cuốn bắp, hại từ đầu bắp lan vào trong, từ dưới gốc lên.
Đối với cải bông hại từ khi ra hoa.
Ở cây con khi xuất hiện 2 lá sò, 1 lá thật.
Vết bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ => biến thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng => mô bệnh thối nhũn có mùi hôi. Lá bên ngoài bị héo vào ban ngày, ban đêm phục hồi (bệnh nhẹ). Nếu bệnh nặng lá héo hoàn toàn không phục hồi => bắp bị gảy. Ở chỗ thối có dịch nhày màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá mà từng chỗ.
Bệnh do vi khuẩn có dịch nhày, vết thâm có giọt dầu.
- Quy luật biến động:Vi khuẩn có dạng hình gậy, có từ 2-8 roi, trên môi trường nhân tạo khuẩn lạc màu trắng xám. Không tạo thành bào tử, không có vỏ nhờn, loại vi khuẩn háo khí nhuộm gram (-), phát triển tốt nhiệt độ = 27-30 độ C; nhiệt độ >50 độ C, pH = 5 -9,2 vi khuẩn chết. Trong điều kiện khô hạn, ánh sáng chiếu trực tiếp vi khuẩn chết.
Vi khuẩn có tính kí sinh yếu, xâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất, dụng cụ chăm sóc khi làm đồng, trên cơ thể côn trùng, đặc điểm là truyền qua hạt được.
Vi khuẩn có thể tồn tại qua nhiều ký chủ khác nhau. Vi khuẩn tồn tại được 15 ngày nếu ta không tách nó ra khỏi kí chủ.
Mưa nhiều ẩm độ cao -> bệnh nặng. Ẩm độ cao vết thương ẩm nước, cây thiếu oxy, khó hàn gắn vết thương.
Côn trùng chẳng những là môi giới mà còn là tác nhân truyền bệnh. Vi khuẩn tồn tại ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng (bọ nhảy, sâu xanh). - Biện pháp phòng trị:
– Luân canh với cây lúa nước.
– Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày.
– Không nên bón nhiều đạm.
– Tăng cường bón K tăng sức đề kháng cho cây. Tiả lá già dưới chân cho thông thoáng.
– Luống trồng cao có rảnh thoát nước.
– Dùng thuốc hoá học phòng trừ: Dùng thuốc Actinavate, Miksabe, Poner, Starner….
Comments are closed.