Phân bố và tác hại:
Bệnh phổ biến ở vụ Đông xuân, làm giảm năng suất 30 – 40%.
Bệnh Mốc Hồng: (Bakanae disease of rice):
Tên khoa học: Fusarium minilifome.
Khi trái vào giai đoạn chín sữa -> thu hoạch -> bảo quản khi thu hoạch (T0, H% cao).
Trên những hàng hạt bắp có phủ lớp hồng là sợi nấm và bào tử phân sinh làm cho hạt mất sắc bóng, màu đục, sức nẩy mầm kém hoặc mất khả năng nẩy mầm.
Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư còn sót lại trên đồng, đất, vỏ bao còn sót lại.
Bệnh Thối Ðỏ: (Headblight of maize)
Tên khoa học: Nấm Gibberella saubinetii.
Từ khi hạt bắp vào giai đoạn chín sữa, ở trên đầu vào trong trái. Phủ 1 lớp màu hồng đỏ đậm và trong áo bắp có màu đỏ nâu trên hạt cũng có màu đỏ nâu. Làm cho hạt bắp rỗng xốp, có nấm ở bên trong, thối hỏng. Hạt bắp phát triển không đều, trên bắp có nhiều bào tử phân sinh, có từ 3-6 ngăn ngang bào tử có dạng giống lưỡi liềm, nhọn 2 đầu và có mấu.
Bệnh Thối Xanh:
Tên khoa học: Nấm Rhizopus maydis
Từ khi hạt chín sữa, tạo thành lớp mút màu xám tro, phủ giữa các hạt, làm cho hạt có màu nâu, dễ bong tróc khỏi hàng. Khối bào tử có hình cầu và được hình thành trên các sợi nấm và mọc như các rễ.
Nấm phát triển mạnh trên T0, H% cao vào cuối giai đoạn thu hoạch và bảo quản trong kho.
Tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử bọc trong tàn dư sau thu hoạch.
Bệnh Sợi Ðen: (Head smut of maize)
Tên khoa học: Nấm Sorosporium reilianum
Bộ : Uredinales
Lớp: Basidiomycetes
Phổ biến nhất ở vùng miền núi.
Hại trên cờ, trên bắp tung cờ bị phá huỷ nặng tạo thành 1 khối bột đen, toàn bộ bắp bị phá huỷ chỉ còn lại sơ và bó mạch. Khối bột đen được áo bắp bao bên ngoài về sau phát tán. Khối bột đen- bào tử hậu có hình tròn bầu dục f = 9 -14m, có vỏ dày, màu vàng nâu. Nẩy mầm tốt ở T0 = 28 – 300C, phát triển đảm và bào tử đảm. Lây lan bằng bào tử hậu và tồn tại 2 năm.
Bệnh hại hạt bắp là các loại nấm mốc phát triển trong kho lưu trữ, H% =17%, cất giữ ở nơi ẩm, không thoáng khí -> bệnh phát triển mạnh. Ở điều kiện T0 = 25-320C, mưa nhiều cây bị sâu đục thân tấn công cũng bị bệnh nặng. Nấm bán kí sinh, bán hoại sinh hại trên mô già, xay xát nhiều, vào giai đoạn cuối sinh trưởng của cây.
Biện pháp phòng trị:
– Thu hoạch nhanh gọn, kịp thời vụ.
– Không để lâu trên đồng , trồng đúng vu chăm sóc cây sinh trưởng tốt-tạo điều kiên cho cây chín tập trung
– Phơi sấy hạt sau khi thu hoạch phải kiệt nước. H% =14%, cất giữ nơi khô ráo, thông thoáng – loại bỏ những bắp, hạt bị thối hỏng.
– Hạt để giống phải xử lý bằng thuốc.
– Dùng thuốc hoá học phòng trừ sâu đục thân là chính.
Comments are closed.